- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Ông Quang đã 3 lần đốt điện triệt phá ổ loạn nhịp mà không thành công
Bị bệnh nhịp tim nhanh điều trị như thế nào?
Làm sao giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim?
Ngay cả uống rượu vừa phải cũng có thể gây rối loạn nhịp tim
May mắn thoát khỏi chứng tim đập nhanh trên 100 lần/phút không rõ nguyên nhân!
Nhiều lần phải cấp cứu do lên cơn nhịp nhanh
Ngay từ thời thanh niên, ông Quang đã có dấu hiệu rối loạn nhịp tim. Khi đó là rối loạn nhịp chậm. “Đâu khoảng 52 - 55 nhịp mỗi phút. Nhiều khi vận động mạnh mới lên khoảng 60 - 62 nhịp/phút, nhưng tôi cũng không để ý lắm. Thanh niên mà, cũng không quan tâm đến các dấu hiệu bệnh bởi tôi vẫn tham gia thể dục thể thao thường xuyên”, ông Quang cho biết.
Đến khi kiểm tra sức khỏe để thi vào Học viện Kĩ thuật Quân sự, các bác sỹ phát hiện ra ông Quang bị rối loạn nhịp chậm. “Nhưng vì tôi vẫn tham gia tập luyện thể thao thường xuyên, đá bóng hàng ngày, nên các bác sỹ vẫn kết luận sức khỏe bình thường và cho tôi nhập học”. Và cũng may mắn, trong suốt quá trình học tập và rèn luyện trong quân ngũ, ông Quang không có biểu hiện gì lớn về bệnh tim mạch. “Chỉ có 2 lần, năm 1988 và năm 1999, tôi bị ngất. Một lần sau khi đá bóng, một lần tập trung khai giảng. Mỗi lần cũng chỉ xỉu 1-2 phút, nên mọi người tưởng mệt do tập luyện quá sức ở thao trường mà ra, nên chính tôi cũng không để ý lắm”.
Cứ thế đến năm 2013, ông Quang nghỉ hưu. Thế nhưng, trong thời gian nghỉ ngơi ở nhà, ông lại thấy một số dấu hiện sức khỏe giảm sút, hay căng thẳng, nhịp tim không đều, hay mệt xỉu đi, sức khỏe nói chung đi xuống thấy rõ. Đến năm 2014, cơn kịch phát nhịp nhanh đầu tiên xuất hiện. “Nhịp tim đột ngột tăng nhanh, trống ngực, hồi hộp, huyết áp tụt, tôi ngất lịm khiến gia đình vội vàng đưa đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh. Lúc đấy, nhịp tim đo được là 250 nhịp/phút”, ông Quang kể.
Được chuyển tuyến lên Bệnh viện Bạch Mai, ông Quang được chỉ định can thiệp đốt điện tim lần đầu tiên nhưng không thành công. Các bác sỹ cũng chưa xác định được nguyên nhân gây cơn nhịp nhanh nên ông Quang được chỉ định điều trị nội khoa với thuốc. Cũng từ đó, mỗi năm cơn nhịp nhanh lại quay trở lại 1-2 lần, khiến ông lại phải nhập viện điều trị.
Đến năm 2017, trong một lần đi cấp cứu, ông Quang được chỉ định đốt điện tim với sóng cao tần lần thứ 2. Lần này, bác sỹ chỉ định triệt đốt 21 điểm để ổn định nhịp tim. Nhưng, kết quả vẫn không cải thiện như mong muốn của bác sỹ và ông Quang. Cơn ngoại tâm thu đi thành chùm đôi chùm ba, ngoại tâm thu dày, 4-5 nhịp/phút, vẫn phải tiếp tục điều trị bằng thuốc. Đến năm 2018, cơn nhịp nhanh xuất hiện với tần suất dày hơn, số lần phải vào viện nhiều hơn nên ông Quang được chỉ định đốt điện tim lần thứ 3. Kết quả vẫn chưa được ưng ý như hai lần trước đó.
Nhịp tim ổn định nhờ ngồi thiền và sử dụng thảo dược
Trước khi đốt điện tim lần thứ 3, ông Quang đã tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sỹ là ăn uống hợp lý, bỏ thuốc lá, bỏ rượu bia, tập thiền và tập thể dục nhẹ nhàng. Ông cũng đã tìm hiểu thêm về các sản phẩm thảo dược có thể giúp ổn cải thiện tình trạng bệnh. Đầu năm 2018, ông tìm hiểu và quyết định sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương sau khi đọc các bài chia sẻ của những người bệnh như mình trên các trang báo điện tử. “Nhưng thời gian đó, tôi không uống đều như hiện giờ. Uống cũng không theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lúc uống trước, lúc uống sau ăn. Có những hôm quên, bỏ bẵng đi vài ngày rồi mới uống lại. Cũng phải 5-6 tháng như vậy”, ông Quang cho biết.
Ông Quang bỏ hẳn đi bộ, chuyển sang ngồi thiền để nhịp tim ổn định hơn
Đến khoảng tháng 10/2018, sau khi can thiệp lần thứ 3 không thành công, nghi ngại về sức khỏe của mình, tham khảo ý kiến của bác sỹ điều trị, ông Quang bắt đầu điều trị nội khoa một cách chặt chẽ hơn. “Tôi đặt nhắc lịch trên điện thoại để uống thuốc và Ninh Tâm Vương đúng hướng dẫn và đủ liều hơn. Tôi cũng bắt đầu tuân thủ hướng dẫn tập luyện chặt chẽ hơn. Trước tôi vẫn đi bộ, chơi cầu lông với bóng chuyền, nhưng giờ chuyển sang tập thiền, tập thở hay một số bài tập vừa và nhẹ như đạp xe trên không… Ban đầu cũng khó chịu lắm vì chưa quen, nhưng khi thấy nhịp tim ổn định hơn, tinh thần thoải mái hơn thì cũng quen dần và thấy mừng”, ông Quang cho biết.
Không chỉ vậy, ông Quang cũng xây dựng chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt hơn. Mặc dù bỏ được hoàn toàn rượu bia từ năm 2014, nhưng cũng đến cuối 2018, ông mới bỏ hẳn cà phê, trà mạn. Chế độ ăn cũng chuyển nhạt dần, rau xanh nhiều hơn, các loại thịt đỏ, nội tạng động vật cũng dần giảm bớt trong bữa ăn hàng ngày.
7 tháng sau một chế độ điều trị với thuốc và hỗ trợ điều trị với chế độ dinh dưỡng, tập luyện, thực phẩm chức năng nghiêm ngặt, ông Quang “không còn thấy cơn nhịp nhanh xuất hiện trở lại. Các dấu hiệu trống ngực, mệt xỉu hầu như không còn xuất hiện và cũng không khiến tôi khó chịu trong các hoạt động hàng ngày nữa. Cơ thể ngày càng khỏe hơn”.
Hiện nay, mỗi tháng, ông Quang đều đến viện kiểm tra sức khỏe theo đúng hướng dẫn của bác sỹ. Các kết quả xét nghiệm, điện tim đều cho thấy sức khỏe của ông đã ổn định, nhịp tim nhanh không còn là mối đe dọa. Ông Quang đã có thể thoải mái trở lại với những sinh hoạt thường nhật, như trước khi bệnh tình xuất hiện.
Bình luận của bạn